Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở: Phải công chứng và đóng thuế

Hoạt động mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở đều phải được công chứng, chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên chuyển nhượng hợp đồng cũng phải chịu trách nhiệm nộp thuế, cụ thể như sau:




Phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà

Theo luật nhà ở về vấn đề công chứng, chứng thực hợp đồng, thời điểm hiệu lực của hợp đồng nhà ở có quy định đối với các trường hợp mua bán, góp vốn, tặng cho, đổi, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại đều phải thực hiện công chứng, chứng thực cho hợp đồng. Theo đó, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cũng chính là thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực.
Hoạt động mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại dựa theo điều 123 của Luật nhà ở 2014 như sau:
  • Hoạt đông mua bán nhà ở phải lập thành hợp đồng với đầy đủ nội dung liên quan. Mỗi bên có thể thương lượng về việc bên bán thực hiện bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở trong một thời gian nhất định tuân theo quy định chính phủ.
  • Bên mua nhà ở thương mại từ phía chủ đầu tư nếu thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị các cơ quan thẩm quyền nhà nước cấp giấy chứng nhận cho tài sản nhà ở đó, đồng thời có nhu cầu chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở. Thì:
    • Bên nhận chuyển nhượng phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà được kí với chủ đầu tư.
    • Quy trình, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở phải có nội dung và mẫu văn bản được thực hiện đúng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
    • Bên chuyển nhượng phải nộp lệ phí, thuế theo quy định của pháp luật về các hạng mục này.

Trường hợp không cần công chứng hợp đồng chuyển nhượng

Chuyển nhượng mua bán nhà ở trước nay vẫn cần thiết có hợp đồng công chứng vì đối với cả 2 bên giao dịch thì đây được coi như một yếu tố tất yếu để đảm bảo được hành lang pháp lí, an toàn trong quá trình giao dịch, tránh những tranh chấp, tổn thất tài chính.


Tuy nhiên, Bộ xây dựng đã đưa ra văn bản dự thảo về Luật Nhà ở sửa đổi với nội dung đối với các giao dịch chuyển nhượng mua bán nhà ở, góp vốn nhà ở nếu 1 bên là tổ chức thì không cần công chứng, cụ thể:
  • Giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, góp vốn nhà ở về bản chất là chuyển nhướng các quyền và nghĩa vụ của người mua nhà theo hợp đồng chứ không phải là hoạt động mua bán nhà ở. Loại giao dịch có sự tham gia của ba bên, bao gồm:
    • Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng
    • Bên người mua nhà của chủ đầu tư
    • Bên chủ đầu tư
    • chịu trách nhiệm xác nhận quyền chuyển nhượng hợp đồng để kết thúc giao dịch với bên người mua nhà; thực hiện giao dịch với bên nhận chuyển nhượng hợp đồng.
Lý giải nguyên nhân không cần công chứng hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở như sau:
  • Một chủ đầu tư được pháp lí công nhận thì doanh nghiệp đó phải là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản, có con dấu mộc cho việc thực hiện các giao dịch liên quan, có tư cách pháp nhân.
  • Thay vì phải công chứng, chứng thực thì hợp đồng giao dịch nhà chỉ cần xác nhân từ phái chủ đầu tư qua con dấu. Hình thức này vẫn đảm bảo được về pháp lí, hạn chế các bước trong quá trình giấy tờ thủ tục hành chính, thuận lợi hơn cho các bên liên quan.
Về việc chuyển nhượng mua bán nhà ở, một bên là tổ chức có tư các pháp nhân, có con dấu và hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật thì không cần thiết phải chứng nhận. Khi tham giao vào giao dịch này, phía bên góp vốn vẫn có thể tiếp tục thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình hợp tác, do đó trường hợp này cũng không nên nhất thiết phải có công chứng, chứng thực
HOME2HOME – Theo Tuổi Trẻ


  • chuyển nhượng hợp đồnchuyển nhượng mua bán nhàcông chứng hợp đồng chuyển nhượngcông chứng hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhàmua bán nhà ở
  • 0 nhận xét:

    Đăng nhận xét